Project Description

Project description

Kế hoạch Marketing là gì?

Kế hoạch Marketing là một phần trong chiến lược marketing, đây là bản kế hoạch chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động tiếp thị để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể và theo dõi quá trình thực hiện công việc.

[caption id="attachment_37410" align="aligncenter" width="660"]Kế hoạch Marketing là gì? Kế hoạch Marketing là gì?[/caption]

Trong bản kế hoạch marketing, các yếu tố quan trọng như mục tiêu, thị trường, chiến lược tiếp thị, công cụ và kênh tiếp thị, ngân sách và thời gian thực hiện được xác định một cách chi tiết. Đây là là những thành phần quyết định sự thành công của chiến lược marketing.

Kế hoạch marketing là một công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được những  mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Giúp xác định rõ mục tiêu, đối tượng mục tiêu và phương pháp tiếp cận thị trường hiệu quả. Bên cạnh đó, còn là công cụ đo lường hiệu suất để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. 

Vai trò quan trọng khi lên kế hoạch Marketing

Lập kế hoạch marketing là điều quan trọng mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua bởi những lý do sau: 

[caption id="attachment_37411" align="aligncenter" width="660"]Vai trò quan trọng khi lên kế hoạch Marketing Vai trò quan trọng khi lên kế hoạch Marketing[/caption]

  • Xác định nội dung chính và ưu tiên công việc giúp doanh nghiệp biết những gì cần thực hiện trước và những việc nào cần thực hiện sau.
  • Kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường và những hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn, thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp xác định chính xác đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu và nắm được suy nghĩ của khách hàng về đối thủ.
  • Giúp định vị thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ để nhận biết điểm mạnh và điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh.
  • Thiết lập mục tiêu và thời gian cụ thể để thực hiện đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing đã thực hiện.
  • Xác định chiến lược marketing cụ thể bao gồm thông điệp, kênh truyền thống và công cụ sử dụng để tăng lượt tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.

Hướng dẫn các bước lập kế hoạch marketing chi tiết từ A - Z

Tìm hiểu những bước lập kế hoạch marketing đây sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng được một bản kế hoạch chi tiết và đầy đủ nhất cho doanh nghiệp.

[caption id="attachment_37412" align="aligncenter" width="660"]Hướng dẫn các bước lập kế hoạch marketing chi tiết từ A - Z Hướng dẫn các bước lập kế hoạch marketing chi tiết từ A - Z[/caption]

Bước 1: Xác định mục tiêu

Quá trình lập kế hoạch marketing không chỉ là việc đề ra một loạt các chiến lược mà còn tập trung vào mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được. Đây chính là cốt lõi để so sánh và đánh giá hiệu quả của các kế hoạch tiếp thị.

Mục tiêu của kế hoạch marketing khá đa dạng, bao gồm những yếu tố như tăng doanh số, cải thiện nhận diện, xây dựng thương hiệu hay nâng cao số lượng khách hàng trung thành. Với mỗi mục tiêu cụ thể này, doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động tiếp thị tập trung giữ cho chiến lược bị lệch định phát triển.

Bước 2: Đặt KPI cho kế hoạch marketing

Chỉ số KPI giúp bạn đánh giá hiệu suất thực hiện công việc trong kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Mỗi mục tiêu của kế hoạch cần được chuyển đổi thành các chỉ số có thể đo lường và áp dụng KPI để đánh giá. 

Khi xảy ra sự chênh lệch số liệu từ KPI, ban quản trị cũng như người làm marketing có thể đánh giá hiệu suất của các hoạt động marketing. Từ những đánh giá này có thể điều chỉnh hoặc duy trì các công việc trước đó trong kế hoạch chính xác nhất.

Bước 3: Phân tích khách hàng mục tiêu

Doanh nghiệp cần tìm hiểu và phân tích nhóm khách hàng tiềm năng cũng như nhóm đối tượng quan tâm đến sản phẩm, đặc biệt là những nhóm khách hàng có nhu cầu sở hữu cao. Như thế doanh nghiệp sẽ có cơ hội bán hàng hiệu quả hơn đồng thời mang lại lợi ích cho nhiều khía cạnh nghiệp vụ bao gồm cả sale và thiết kế.

Người làm tiếp thị có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ, công nghệ để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu chính xác nhất.

[caption id="attachment_37413" align="aligncenter" width="660"]Phân tích khách hàng mục tiêu Phân tích khách hàng mục tiêu[/caption]

Bước 4: Chọn kênh truyền thông

Việc lựa chọn một kênh truyền thông phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chia sẻ đánh giá, cảm nhận cá nhân và doanh nghiệp có thể tận dụng để cải thiện sản phẩm, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng. Một số kênh truyền thông phổ biến mà doanh nghiệp có thể sử dụng để kết nối với đối tượng khách hàng như:

  • Kênh truyền thông phổ biến phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như: Instagram, Facebook, Youtube…
  • Kênh truyền thống trực tuyến giúp doanh nghiệp chia sẻ thông tin về sản phẩm như: Website, thương mại điện tử, blog,...
  • Một số phương tiện truyền thống có thể kể đến như: Sách, báo giấy, tạp chí, tờ rơi,...

Bước 5: Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Ở bước này, bạn sẽ cần nghiên cứu và phân tích thị trường xem động thái và các phương án truyền thông của doanh nghiệp đối thủ. Đồng thời cần đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của mình so với những đối thủ còn lại. Những ưu điểm mà sản phẩm của họ mang lại có khách hàng là gì.

Khi thu thập những thông tin tiết về những khách đối thủ cũng góp phần giúp bạn đưa ra những sự khác biệt trong chiến dịch marketing để chiếm lĩnh thị trường.

Bước 6: Xác định ngân sách 

Kế hoạch marketing không chỉ phải phù hợp mục tiêu của doanh nghiệp mà còn phải điều chỉnh không vượt quá ngân sách thực hiện. Bạn cần tính toán kỹ lưỡng về chi phí thực hiện marketing có phù hợp với những mục tiêu đã đề ra hay không.

Bước 7: Lên kế hoạch triển khai

Tiếp theo, bạn sẽ cần xây dựng một kế hoạch thực hiện chi tiết bao gồm các bước triển khai để đạt được mục tiêu. Nên liệt kê những hành động cụ thể cũng như xác định người sẽ thực hiện các công việc tại thời gian, địa điểm nào,...

[caption id="attachment_37414" align="aligncenter" width="660"]Lên kế hoạch triển khai Lên kế hoạch triển khai[/caption]

Bước 8: Đánh giá và báo cáo kết quả

Sau cùng bạn sẽ thực hiện đánh giá hiệu quả của kế hoạch marketing thực hiện thông qua các chỉ số so sánh kết quả đạt cược. Khi so sánh số liệu thực tế với KPI ban đầu sẽ giúp bạn nhận định kế hoạch có thành công hay không và còn cần điều chỉnh những vấn đề gì để cải thiện hiệu quả tốt hơn.

Những thông tin cần có trong kế hoạch Marketing

Kế hoạch Marketing giúp định hướng và tổ chức các hoạt động marketing trong doanh nghiệp nên sẽ bao gồm những thông tin cần thiết như sau:

Những thông tin cần có trong kế hoạch Marketing

Thông tin tóm tắt hoạt động Marketing

Nếu doanh nghiệp muốn thu hút sự chú ý của nhà đầu tư thì bản bản thông tin tóm tắt này sẽ quyết định hướng thực hiện của bản kế hoạch cũng như khả năng thành công. Người lập kế hoạch cần trình bày ngắn gọn về ý tưởng thực hiện và đề xuất kế hoạch triển khai để người nghe hiểu rõ vấn đề.

Tình hình thực hiện marketing hiện tại

Để xem xét tình hình thực hiện marketing hiện tại, doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng mô hình marketing mix phân tích các khía cạnh: 

Về thị trường: Để hiểu rõ hơn về thị trường, cần thu thập thông tin về tăng trưởng, quy mô sản phẩm, thói quen, xu hướng mua sắm cũng như tâm lý người dùng,...

Về sản phẩm: Cung cấp thông tin chi tiết về giá thành, mức bán, doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm tại doanh nghiệp hiện tại. 

Về phân phối: Phân tích quy mô phân phối sản phẩm qua những kênh tiêu thụ nào, mức độ phổ biến của các kênh phân phối,...

Về môi trường: Ngoài ra, cần phải đưa ra thông tin về môi trường xã hội và kinh tế như dân số, tình hình kinh tế, chính trị, mạng lưới công nghệ, văn hóa và các yếu tố pháp lý có thể ảnh hưởng trực tiếp

Về môi trường: Những thông tin đi kèm cần đưa ra như kinh tế, dân cư, chính trị, mạng lưới công nghệ, pháp luật, văn hoá,... và các yếu tố tác động đến tiêu thụ sản phẩm một cách trực tiếp.

Phân tích vấn đề

  • Phân tích cơ hội:Trong quá trình quản lý, những người đứng đầu cần đánh giá cụ thể về cơ hội và thách thức có thể ảnh hưởng đến quyết định về tương lai của sản phẩm.
  • Phân tích điểm mạnh/yếu: Cần định rõ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để tập trung vào những lợi thế cạnh tranh để đạt được hiệu suất tối đa.
  • Phân tích vấn đề: Sử dụng đánh giá SWOT để xác định rõ vấn đề cụ thể cần giải quyết trong kế hoạch.

Lời kết

Như vậy ACCESSTRADE đã tổng hợp thông tin hướng dẫn các bước lập kế hoạch marketing chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng giúp bạn thực hiện xây dựng kế hoạch thành công với định hướng phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

Gallery

Design Files

Embed Code

Export Design Data

Open JSON Format
All model data in Upverter's Open JSON export format (more info)
Gerber Format (RS-274X extended)
CAD to CAM transfer instructions (more info)
NC Drill (Excellon)
NC drill and route machine instructions (more info)
XYRS
X-Y, rotation and side data for Pick and Place assembly (CSV)
PADS Layout Netlist
Export your schematic into a third-party layout tool
Dimension Drawing
Export the board outline, holes, and rulers
High-Res Schematic PNG
High resolution image form
3D Model (Step)
3D model of the board and components