Project Description
Project description
Chất liệu giấy in trên thị trường hiện nay rất đa dạng, mỗi loại đều có đặc điểm riêng cũng như phù hợp với công nghệ in ấn nhất định. Việc lựa chọn giấy phù hợp với công nghệ in sẽ giúp sản phẩm được làm ra có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu. Có khá nhiều công nghệ in tiêu biểu như là in kỹ thuật số, in flexo, in offset... bài viết này sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến các loại giấy in offset, một công nghệ in rất phổ biến trong lĩnh vực in ấn hộp giấy đựng sản phẩm, hãy theo dõi những nội dung bên dưới để biết được có những loại giấy in offset nào cùng đặc điểm của từng loại nhé.
Giấy Couche
Giấy Couche là chất liệu giấy có cả 2 mặt đều được phủ cao lanh láng bóng, mặt giấy mịn, độ sáng và độ tương phản cao. Độ cứng của giấy Couche khá đa dạng, khách hàng có thể chọn độ cứng của giấy tùy theo định lượng và sản phẩm cần dùng.
Khả năng bám mực cao giúp cho các sản phẩm làm ra có màu sắc. chi tiết vô cùng ấn tượng và đẹp mắt. Một số sản phẩm thường sử dụng giấy Couche để in ấn như là: Catalogue, tạp chí, poster, Folder, profile…
Giấy Couche Matt
Giấy Couche Matt có tất cả các đặc điểm của chất liệu giấy Couche. Tuy nhiên, về độ sáng, bóng sẽ thấp hơn một chút.
Loại giấy Couche Matt này thường được sử dụng để in sách, sổ để tránh làm mỏi mắt.
Giấy Duplex
Chất liệu giấy Duplex có một mặt trong bóng, láng mịn và có độ tương phản cao. Tuy nhiên, mặt còn lại của giấy Duplex lại có màu sẫm, bề mặt sần sùi.
Định lượng của giấy Duplex cao nhất là 300gsm, vì vậy giấy có độ giày khá cao. Chất liệu này thường được sử dụng để in túi bằng giấy, in hộp giấy là chủ yếu.
Giấy Kraft
Giấy Kraft là một trong các loại giấy in offset được tạo nên từ bột giấy nguyên sinh, không qua các khâu tẩy màu nên sở hữu màu sắc vàng sậm đặc trưng. Đây là chất liệu có độ bền cao nhất trong tất cả các loại giấy in offset thường dùng hiện nay. Định lượng của giấy Kraft rơi vào khoảng từ 50 – 135gsm.
Loại giấy này thường được dùng để in ấn túi giấy đựng hàng hóa, sản phẩm là phổ biến nhất. Ngoài ra, nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng chọn giấy Kraft để in hộp giấy, in tem nhãn, in tờ rơi, menu hoặc name card…
Đặc biệt, giấy Kraft là chất liệu có giá thành rất rẻ so với các loại giấy in offset khác. Chính vì vậy nên rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh lựa chọn loại giấy này để sử dụng thay thế cho nhiều loại giấy thông thường khác.
Giấy Carton
Giấy Carton thường được dùng để in thùng là chủ yếu. Độ dày của nhiều lớp giấy xếp chồng lên nhau giúp loại giấy này có khả năng chịu lực vô cùng tốt, bảo vệ sản phẩm, hàng hóa tránh khỏi những tác động từ môi trường.
Ngoài in thùng, chất liệu giấy carton cũng thường được sử dụng để bồi thêm khi làm hộp, lịch và nhiều sản phẩm khác để tăng độ bền, cứng cho sản phẩm.
Giấy Ivory
Đây là chất liệu có một mặt giấy sáng bóng và một mặt sần sùi tương tự với giấy Duplex. Người dùng thường lựa chọn loại giấy này để in ấn túi, in ấn hộp mỹ phẩm sang trọng, các ấn phẩm văn phòng như folder, catalogue…
Giấy Bristol
Trong số các loại giấy in offset thì giấy Bristol thuộc loại giấy bìa bởi định lượng giấy khá cao. Dao động từ 23- – 350gsm. Mặc dù không được phủ cao lanh lên bề mặt giấy, tuy nhiên giấy Bristol vẫn có độ mịn tự nhiên và khả năng bám mực rất tốt.
Hình ảnh, chi tiết khi in ấn trên giấy Bristol có độ nét cao, màu sắc nổi bật, sáng và rất bắt mắt.
Chất liệu giấy này thường được dùng để in ấn thiệp mời, thiệp cưới, name card, tờ rơi…
Giấy Ford
Tương tự như giấy Bristol, giấy Ford có cả 2 mặt đều mịn, độ sáng vừa phải dù không được phủ cao lanh. Chất liệu giấy này có định lượng tương đối nhỏ, chỉ tư 70 – 90gsm.
Khả năng bám mực tốt, màu giấy không quá sáng, chói mắt nên loại giấy này thường được dùng để in ấn, photo tài liệu, sách vở rất phổ biến
Giấy Decal
Đây là một trong các loại giấy in offset quen thuộc với nhiều học sinh, được dùng nhiều trong các tiết học thủ công để cắt dán.
Giấy decal được chia làm nhiều loại khác nhau gồm: Decal giấy, decal nhựa, decal bể…
Trên đây là một số thông tin chi tiết về các loại giấy in offset được dùng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên đây của In Trí Phát đã giúp bạn đọc biết thêm về các loại giấy thường được dùng để in ấn bằng máy in offset. Từ những thông tin trên, có thể tự mình chọn được loại giấy phù hợp khi có nhu cầu in ấn sản phẩm bằng kỹ thuật in Offset.